Chính vì thế mà chính phủ Nhật Bản giờ đây đang phải khuyến khích người lao động "làm ít đi và nghỉ nhiều hơn". Một trong những biện pháp đang được tính đến đó là sẽ thưởng tiền cho các công ty bố trí giờ làm việc hợp lý nhằm khuyến khích người lao động nghỉ ngơi. Mức thưởng chi tiết đang được bộ lao động nước này nghiên cứu và dự kiến sẽ được công bố sớm nhất vào tài khóa 2017.
Anh nhân viên công sở ngủ thiếp trong lúc chờ tàu điện
Sự thay đổi này dự kiến có thể sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể thay đối thói quen đã ăn xâu vào văn hóa lao động của người Nhật, việc áp dụng những chính sách khuyến khích người lao động nghỉ ngơi được xem là một biện pháp có hiệu quả giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong do lao động quá sức cũng như khuyến khích người dân phát triển năng lực cá nhân, giải trí, du lịch.
Tại sao người Nhật lại làm việc tới mức không cần nghỉ ngơi
Văn hóa làm thêm bắt đầu từ sau thế chiến thứ 2 khi Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng, nhu cầu lao động của các công ty khi đó vô cùng lớn. Mỗi người Nhật Bản đều cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu công việc đề ra và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Khi đó khẩu hiệu phổ biến là "Công ty là số 1", có nghĩa là mọi người đều ưu tiên thời gian và công sức lớn nhất vì sự phát triển của công ty mình đang làm việc.
Người đàn ông ngủ gật chờ xe bus sau một ngày làm việc
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt đến mức cao và đi vào suy thoái, người lao động Nhật Bản không còn động lực để duy trì cường độ làm việc như trước nữa. Tầng lớp thanh niên Nhật Bản cho rằng điều quan trọng là có sự cân bằng giữa cuộc sống riêng với công việc. Khẩu hiệu "công ty là số 1" hiện nay cũng không còn được nhắc đến nữa.
Tác động của chính sách này tới nền kinh tế Nhật Bản
Nếu chính sách này thực sự được ban hành có thể chưa có tác động lớn, ngay tức thì đến nền kinh tế Nhật Bản nói chung, nhưng nó sẽ làm thay đổi dần dần văn hóa lao động tại Nhật Bản. Khuyến khích người dân nghỉ ngơi nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, phát triển năng lực cá nhân, giải trí, đi du lịch. Sự thay đổi văn hóa lao động này rất khó đong đếm, tuy nhiên chắc chắn những tác động đến nền kinh tế Nhật Bản về lâu dài sẽ rất lớn và buộc các công ty cũng phải đưa ra các cơ chế tuyển dụng và làm việc thích ứng với tình hình mới.
Ý tưởng khuyến khích người lao động nghỉ ngơi nhiều hơn không phải tự nhiên mà có, số liệu mới công bố của giới chức Nhật Bản cho thấy yêu cầu đòi bồi thường cho các trường hợp chết vì làm việc quá sức trong năm ngoái tăng lên mức kỷ lục hơn 1400 hồ sơ. Trong khi đó xét về năng xuất lao động nằm ở vị trí cuối cùng trong nhóm nước công nghiệp phát triển G7. Những số liệu này cũng đã đủ để chính phủ Nhật Bản hướng tới một xã hội mà tất cả mọi người đều được cống hiến, mọi người làm ít mà sáng tạo nhiều hơn là làm nhiều mà hiệu quả kém.