Viet Nam Japanese
Trang chủ Giới thiệu Liên hệ (+84)933 803 668 vjic@vjic.edu.vn
uy tín là thương hiệu
xuat-khau-lao-dong-nhat-ban

Tìm hiểu về văn hóa trong cách cúi chào của người Nhật khi giao tiếp
13/06/2017 - 1.200
Share on Google+

Tìm hiểu về văn hóa trong cách cúi chào của người Nhật khi giao tiếp
VĂN HÓA CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT Văn hóa chào hỏi: Bài học đầu tiên trong thời đại giao lưu văn hóa toàn cầu Nhắc tới Nhật Bản, người ta ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên như chốn bồng lai tiên cảnh, kinh tế phát triển cuồn cuộn như một con rồng của Châu Á, và đặc biệt là nền văn hóa độc đáo, đa dạng. Ta có thể mường tượng nó giống như một mỏ đá quý mà bất cứ ai cũng muốn khám phá.)

Trong bối cảnh giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế toàn cầu như hiện nay thì việc tăng vốn hiểu biết về nghi thức tối thiểu nhất của các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết. Cụ thể, nếu bạn đang có một mối làm ăn với một công ty Nhật Bản, để tạo thiện cảm với họ trước hết bạn phải thể hiện mình là một người có hiểu biết và tôn trọng văn hóa của họ thông qua cách chào hỏi và cư xử. Hay nếu bạn đang có nguyện vọng đi du học và định cư lâu dài trên đất nước mặt trời mọc, văn hóa chính là bài học đầu tiên mà bạn phải trải qua nếu muốn hòa nhập được với con người nơi đây.

van-hoa-chao-tai-nhat-ban

Văn hóa trong cách cúi chào là điều đầu tiên bạn phải biết đến tại Nhật Bản

Văn hóa Nhật, đó lại là một mặt trận vô cùng rộng lớn. Trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật luôn chau chuốt mọi thứ từ cách ăn nói, ứng xử, đi lại, đặc biệt là cách chào hỏi lẫn nhau vì Nhật Bản là nước coi trọng lễ nghi và nghi thức. Các “mọt phim Nhật” chắc hẳn rất tò mò và lấy làm hứng thú với văn hóa cúi chào “độc quyền” của người Nhật, ngay cả trong các khóa học tiếng Nhật được dạy tại các trung tâm thì điều đầu tiên các thầy cô dạy bạn chính là cách chào trong giao tiếp. Trong bài viết lần này, Ngoại Ngữ Hà Nội sẽ cùng các bạn thực hiện một chuyến du ngoạn tới vương quốc hoa anh đào để khám phá văn hóa chào hỏi của người Nhật nhé!

Những nét văn hóa riêng trong cách chào hỏi của người Nhật

Trên thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới lại có một bộ quy tắc ứng xử khác nhau, và văn hóa chào hỏi của quê hương núi Phú Sĩ lại là một nét văn hóa “không đụng hàng” với bất kỳ một đất nước nào. Người Nhật đánh giá người đối diện không những qua cách ứng xử, nói chuyện mà còn qua cử chỉ và thái độ của họ. Vì vậy, hãy đọc hết bài viết này nếu bạn không muốn mình trở thành “thảm họa” hay bị đánh giá là “quê” khi tiếp xúc và làm việc với người Nhật nhé!

Nếu như trong văn hóa phương Tây, người ta thường bắt tay khi chào hỏi thì Nhật Bản lại rất kiêng kị chạm vào cơ thể đối phương, thay vào đó họ cúi gập người thể hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp mà người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước. Cụ thể, người lớn tuổi tất nhiên là “người trên” của người ít tuổi, đàn ông luôn được phụ nữ chào trước khi gặp mặt hay học sinh chắc chắn là phải chào thầy giáo trước rồi… Đây là nét chung trong văn hóa của hầu hết các nước trên thế giới.

Động tác cúi đầu chào của Nhật Bản tưởng chừng đơn giản nhưng nó cũng có kỹ thuật hẳn hoi đó nha! Khi cúi chào chúng ta luôn phải giữ cho lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu, nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới vẫn phải theo một đường thẳng, không được cong về phía sau đâu nhé! Đối với nam thì hai tay đặt dọc theo thân, còn với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi ta thực hiện động tác cúi đầu, và càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với người đối diện. Một điều thú vị đó là, hành động cúi đầu này không những dùng khi chào hỏi mà còn được dùng để tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi, người Nhật gọi đó là hành động Ojigi.

cac-cach-cui-chao-cua-nguoi-nhat

Các kiểu cúi chào của người Nhật

Tùy theo sắc thái trang trọng khác nhau mà người dân cố hương Sushi chia cách cúi chào thành ba loại:

1. Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào.

Đây là kiểu Ojigi dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Ở kiểu này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.

2. Kiểu chào Keirei (敬礼) là kiểu cúi chào bình thường.

So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là Ojigi dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…. Khi thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Trong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.

3. Kiểu Saikeirei (最敬礼) là kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất

Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản. Dễ nhận thấy là mức độ trang trọng của lời chào thì tỷ lệ thuận với độ cúi người, vậy các bạn thử đoán xem trong Saikeirei thì người dân nước mặt trời mọc sẽ cúi xuống khoảng bao nhiêu độ? Không khó để đoán ra đúng không? Và câu trả lời là họ sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.

Chào là một nghi thức không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày, tưởng chừng như nó rất đơn giản nhưng ở Nhật Bản, bạn phải thật lưu ý và ghi nhớ để sử dụng các cách chào cho phù hợp. Chính bản thân người Nhật cũng cảm thấy sự phiền phức trong cách chào hỏi của mình nhưng họ vẫn sử dụng và lưu truyền cách chào truyền thống này từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Trong giao tiếp quốc tế, người Nhật cũng đã điều chỉnh sao cho phù hợp và giản lược cách chào của họ bằng cách bắt tay.

Chúng ta nên hiểu rõ các quy tắc trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản để tránh gây hiểu lầm và bị coi là vô lễ, gây ấn tượng xấu tới người đối diện. Tuy là một kỹ năng rất nhỏ nhặt thôi nhưng nó cũng góp phần nâng cao mối quan hệ, giữ vững niềm tin với đối tác hay cấp trên. Ngoại Ngữ Hà Nội mong muốn bài viết này sẽ thật sự hữu ích, góp phần làm giàu thêm kiến thức văn hóa cho các bạn!

 
Lễ hội búp bê Hina Matsuri Nhật Bản (13/07/2017) Fukubukuro (福袋) – túi quà may mắn đầu năm (12/07/2017) Ở Nhật Bản đi xe đạp cũng cần đăng ký mã số với cảnh sát (06/07/2017) 5 điều thú vị và kỳ lạ tại trường học ở Nhật Bản (29/06/2017) Những thói quen kì lạ của người Nhật BẢn (27/06/2017) Ubon- Lễ vu lan của người Nhật Bản (24/06/2017) Tìm hiểu về các thành phố lớn ở Nhật Bản (24/06/2017) Ở một nước tiên tiến như Nhật Bản,bố mẹ chẳng bao giờ cho con có phòng học riêng, lí do là vì.... (23/06/2017) Văn hóa ứng xử trong công ty Nhật (21/06/2017) 17 bài học từ Nhật Bản (21/06/2017) Bạn nên và không nên tặng quà gì cho người Nhật? (21/06/2017) Các ngày Nghỉ lễ tết của người Nhật Bản (20/06/2017) Những điều cần biết về văn hóa đi tàu điện tại Nhật Bản (20/06/2017) Khám phá vẻ đẹp lâu đài Himeji cổ kính (20/06/2017) Cùng tìm hiểu nền nông nghiệp kiểu mẫu của Nhật Bản (19/06/2017) Những điều lạ "độc nhất vô nhị" chỉ xuất hiện ở Nhật Bản (17/06/2017) Nước Nhật Trong Tôi (17/06/2017) Tỷ giá đồng yên, 1 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? (17/06/2017) Tìm hiểu về Maiko - Geisha những nàng kỹ nữ của Nhật Bản (17/06/2017) 10 địa điểm viếng chùa đầu năm nổi tiếng ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết (16/06/2017)

Đang xử lý, vui lòng đợi...