Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, chắc hẳn bạn cũng nên tìm hiểu và sử dụng phương tiện đi lại phổ biến này. Dưới đây là những nội dung về văn hóa đi tàu điện có thể bạn sẽ quan tâm
Nhà ga luôn sạch sẽ, ngăn nắp và luôn được giữ trật tự
1.Ga tàu siêu sạch
Ở Nhật, sàn nhà ga sạch bóng loáng mặc dù không có thùng rác, trừ một số loại thùng rác đặc biệt để tái chế bên cạnh máy bán tự động. Hơn nữa, các nhà vệ sinh trong hệ thống nhà ga cũng được dọn dẹp liên tục, trang bị các thiết bị công nghệ cao.
2.Văn hóa hành khách
Hành khách sẽ chờ tàu tại các vạch vàng gần đường ray. Tất cả hành khách đều xếp hàng ngay ngắn, trật tự và không chen lấn xô đẩy khi chờ tàu tới. Chính vì vậy ngay cả trong những khung giờ cao điểm cũng không xảy ra tình trạng hỗn loạn.
3.Khoang dành riêng cho phụ nữ
Vào khung giờ cao điểm, để đảm bảo sự an toàn cho phụ nữ, học sinh tiểu học và trẻ em thì các nhà ga có khu vực lên tàu riêng cho khoang này với biển báo rõ ràng.
Xem thêm: Những thói xấu của người Việt gây mất thiện cảm cho người bản xứ
4.Giữ trật tự trên tàu
Sẽ không có sự ồn ào, ầm ĩ vì mỗi hành khách đều có ý thức giữ trật tự. Một số chuyến tàu còn đề nghị hành khách chuyển điện thoại sang chế độ im lặng và hạn chế các cuộc nói chuyện điện thoại.
5.Móc chìa khóa cho phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ
Hệ thống đô thị luôn dành những sự quan tâm đặc biệt nhất cho sức khỏe của bà mẹ, ngay cả khi ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Hệ thống phát chìa khóa miễn phí này có biểu tượng “Maternity Mark” cho các bà mẹ để các hành khách khác trên tàu chú ý đến sự an toàn của họ.
6.Đội ngũ nhân viên ga tàu
Luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các hành khách và nghiêm túc trong công việc là tiêu chí hàng đầu đối với nhân viên nhà ga. Công việc hàng ngày của những nhân viên nhà ga là phải đảm bảo việc lên xuống tàu vào giờ cao điểm diễn ra suôn sẻ, an toàn.
7.Thẻ bằng chứng trễ tàu
Nhìn chung các chuyến tàu hoạt động rất đúng giờ. Việc tàu chậm trễ hơn 1 phút sẽ được thông báo qua hệ thống phát thanh công cộng. Nếu các chuyến tàu chậm quá 5 phút, nhân viên tàu sẽ phát các thẻ “bằng chứng tàu trễ giờ” cho hành khách dễ tránh gặp rắc rối khi tới công sở.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn khỏi bỡ ngỡ về văn hóa đi tàu điện khi sang làm việc tại Nhật Bản.