Viet Nam Japanese
Trang chủ Giới thiệu Liên hệ (+84)933 803 668 vjic@vjic.edu.vn
uy tín là thương hiệu
xuat-khau-lao-dong-nhat-ban

Sống tại Nhật: nếu không muốn bị kỳ thị đừng dại làm những điều này
10/06/2017 - 3.327
Share on Google+

Sống tại Nhật: nếu không muốn bị kỳ thị đừng dại làm những điều này
Đất nước nào cũng có những điều tối kỵ trong văn hoá quốc gia ấy. Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Nhất là khi bạn đến một đất nước có bề dày văn hoá lịch sử thuộc hạng khủng như Nhật Bản thì lại càng phải chú ý. Đừng bao giờ để tiết kiệm tiền cho cố, tung tăng tới đất nước mình mơ ước xong chỉ vì thiếu hiểu biết mà chuyến đi trở nên tồi tệ. Và đây, đến Nhật thì đừng bao giờ làm 3 điều này, nếu không)

Mặc áo để lộ khe ngực

Mặc váy ngắn, để lộ đùi, chân đối với người Nhật không là vấn đề. Tuy nhiên đừng có dại mà mặc áo khoét sâu, để lộ phần khe ngực của mình khi ở Nhật.

 

Đối với người phương Tây và các nước Châu Á có tư tưởng thoáng, mặc áo trễ cổ hay khoét sâu có thể đem lại sự gợi cảm cho phụ nữ và rất được chào đón ở các sự kiện, tiệc tùng nhưng ở Nhật, ăn mặc kiểu đấy sẽ bị đánh giá là rẻ tiền, mất đạo đức tư cách mà thôi. Tuy các bạn vượt qua các điều kiện tuyển xkld Nhật Bản tới đây làm việc thì đều dễ thấy rằng ngành công nghiệp tình dục của Nhật Bản cực kỳ phát triển. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ hủy hoại thuần phong mỹ tục trong văn hóa của họ đâu nhé.

Viết tên người bằng màu đó

Tại việt Nam thì các giáo viên thường ghi điểm và lời phê hay ghi tên người bằng màu đó để cho đễ phân biệt với chữ của học sinh. Thế nhưng một trong những điều cấm kỵ trong văn hoá Nhật Bản chính là viết tên người khác bằng bút mực đỏ. Vì sao?

Thứ nhất, mực đỏ là dành cho người chết. Khi ai đó đi mua bia mộ cho bản thân lúc còn sống, người ta sẽ được khắc tên bằng màu đỏ. Cho đến khi người đó chết đi và đem chôn, bia mộ sẽ được sơn tên lại bằng màu đen. Vì thế màu đỏ ở đây có nghĩa là nhắc nhở một người đã đến lúc người ta sắp hết thời gian trên cõi dương thế.

Tiếp theo, màu đỏ mang tính xung đột, chiến đấu. Như ngày xưa, nếu các Samurai muốn tử chiến với ai đó, họ sẽ viết tên kẻ thù bằng mực đỏ trong bức thư khiêu chiến.

Lý do thứ ba, người Nhật sử dụng màu đỏ tượng trưng cho việc muốn cắt đứt liên lạc với ai đó. Mực đỏ cũng được sử dụng để viết tên tội phạm.

Các doanh nghiệp, nếu đang trong tình trạng thua lỗ, sắp sửa phá sản, tên chủ doanh nghiệp hay tên công ty sẽ được viết bằng mực đỏ.

Cuối cùng, tất cả các văn kiện chính thức đều được viết bằng mực đen. Mực đỏ chỉ để dùng để sửa chữa lại các lỗi trong văn bản nháp mà thôi.

Nếu tên ai đó được viết bằng mực đỏ, người ta sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng, hoặc không phải một đối tượng chính thức trong văn kiện.

Chân lon ton, mồm nhóp nhép

Đối với người Nhật, đây là một hành động mang tính thô lỗ, không văn minh chút nào. Kể cả khi mua đồ uống từ các máy bán hàng tự động ven đường, người ta cũng phải đứng đó uống cho hết, rồi bỏ vỏ lon vào thùng rác rồi mới đi đâu thì đi sau.

Ăn uống trên đường còn đỡ, giả mà bạn mang đồ ăn lên tàu điện ngầm mà tóp tép trước mặt mọi người xem, ôi thôi bạn chính thức bị người Nhật kỳ thị luôn.

Thực tế, các bạn bỏ ra chi phí đi xuất lao động Nhật Bản để sang Nhật làm việc nếu đi tàu điện ngầm thì dễ dàng nhận thấy rằng trên các tuyến tàu xe chặng dài vẫn cho phép hành khách được ăn uống tại chỗ. Đồ ăn được bán trong hộp đóng gói cẩn thận sạch sẽ, nhưng người Nhật vẫn duy trì thói quen không ăn uống khi đi lại hay trên tàu xe để giữ lịch sự.

Đang xử lý, vui lòng đợi...